Các hãng hàng không Việt sắp ‘còng lưng’ vì tín chỉ carbon?

Các hãng hàng không Việt sắp 'còng lưng' vì tín chỉ carbon?

Gánh Nặng Tài Chính Từ Việc Mua Tín Chỉ Carbon

Theo thông tin mới nhất từ Cục Hàng không Việt Nam (HKVN). Các hãng hàng không Việt Nam sẽ phải đối mặt với áp lực tài chính khi tham gia vào Kế hoạch giảm. Bên cạnh đó còn bù đắp carbon cho các chuyến bay quốc tế (CORSIA). Được thiết lập bởi Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO). Là CORSIA, đây là một phần của Thỏa thuận Paris nhằm đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0” trong ngành hàng không vào năm 2050.

Kế hoạch CORSIA được thực hiện từ năm 2021 đến 2035. Chia làm hai giai đoạn: giai đoạn tự nguyện (2021-2026) và giai đoạn bắt buộc (2027-2035). Các hãng hàng không Việt Nam sẽ phải tham gia cả hai giai đoạn này. Nó tạo nên một thách thức tài chính lớn. Theo tính toán ban đầu, chỉ trong giai đoạn tự nguyện (2024-2026). Các hãng hàng không có thể phải chi trả từ 13 triệu USD đến 92 triệu USD cho việc mua tín chỉ carbon. Chi phí này tùy thuộc vào giá tín chỉ carbon. Chi này này dao động từ 6 USD đến 40 USD mỗi tín chỉ.

Riêng năm 2025, Vietnam Airlines có thể phải chi ra từ 4,6 triệu USD đến 31 triệu USD. Và con số này sẽ tăng lên mức 5,6 triệu USD đến 37,5 triệu USD trong năm 2026.

Các hãng hàng không Việt sắp 'còng lưng' vì tín chỉ carbon?
Các hãng hàng không Việt sắp ‘còng lưng’ vì tín chỉ carbon?

Nhiên Liệu Hàng Không Bền Vững và Thách Thức Từ Chính Sách Của EU

Bên cạnh CORSIA, ngành hàng không Việt Nam còn đối mặt với các chính sách phát triển bền vững của Liên minh châu Âu (EU). Đặc biệt là chính sách Refuel EU. Chính sách này nhằm tăng cường việc sử dụng nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) – một loại nhiên liệu được sản xuất từ các nguồn tái tạo như dầu ăn đã qua sử dụng và mỡ động vật thải. Đây là một phần của kế hoạch Fit for 55. Kế hoạch hướng tới mục tiêu giảm 55% lượng khí thải CO2 vào năm 2030.

Cục HKVN đã nhiều lần thảo luận với các cơ quan liên quan về khó khăn của các hãng hàng không khi tham gia CORSIA và sự ảnh hưởng của Refuel EU. Đồng thời đề xuất các giải pháp với Chính phủ để giảm thiểu gánh nặng tài chính cho các hãng hàng không Việt Nam.

Các hãng hàng không Việt sắp 'còng lưng' vì tín chỉ carbon?
Các hãng hàng không Việt sắp ‘còng lưng’ vì tín chỉ carbon?

Hướng Tới Sử Dụng Năng Lượng Xanh Toàn Diện

Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh. Và giảm phát thải khí nhà kính cho ngành giao thông vận tải, trong đó có ngành hàng không. Giai đoạn từ năm 2022 đến 2030, các hãng hàng không sẽ phải thực hiện các biện pháp để giảm thiểu lượng phát thải CO2.

Từ năm 2027, Việt Nam sẽ nghiên cứu sử dụng nhiên liệu thay thế trong ngành hàng không. Và đặt mục tiêu đến năm 2030 hoàn thiện cơ sở dữ liệu về tiêu thụ nhiên liệu của các doanh nghiệp.

Giai đoạn 2031-2050 sẽ tập trung vào việc sử dụng 10% nhiên liệu bền vững cho một số chuyến bay ngắn từ năm 2035. Và tiến tới sử dụng 100% năng lượng xanh cho các phương tiện trong sân bay từ năm 2040. Đến năm 2050, ngành hàng không Việt Nam đặt mục tiêu chuyển đổi hoàn toàn sang nhiên liệu bền vững và năng lượng xanh. Cố gắng phát triển đạt mục tiêu phát thải ròng bằng “0”.

Đọc thêm:

Nhiều Chuyến Bay Dịp 2/9 Còn Vé Giá Rẻ

Dịch vụ booking tải hàng không từ Việt Nam đến Drenthe, Hà Lan

Booking tải hàng không từ Bình Thạnh đi Mỹ

Chuyển phát nhanh hàng hóa từ Hà Nội đi Mexico giá rẻ, uy tín

Rate this post