Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) vừa công bố kết quả đánh giá tổng thể năng lực đảm bảo an toàn của hàng không Việt Nam.
Tin từ Cục Hàng không VN, vừa qua, đoàn thanh sát An toàn hàng không toàn cầu. Giám sát liên tục (USOAP-CMA) của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO) đã thực hiện đánh giá tổng thể năng lực đảm bảo an toàn của toàn ngành hàng không Việt Nam từ ngày 15/5 27/5.
Đợt thanh sát lần này tập trung đánh giá năng lực của mỗi quốc gia trong công tác đảm bảo an toàn hàng không thông qua chỉ số thực hiện hiệu quả (EI) trên cả 8 lĩnh vực trọng yếu gồm: Hệ thống pháp luật; cơ cấu tổ chức; cấp phép nhân viên. Khai thác tàu bay; đủ điều kiện bay của tàu bay. Điều tra tai nạn; quản lý hoạt động bay. Và quản lý cảng hàng không sân bay.
Tháng 8/2024, ICAO đã gửi dự thảo Báo cáo kết quả thanh sát USOAP-CMA cho Việt Nam, với các kết quả cụ thể thực hiện hiệu quả trong từng lĩnh vực.
Cụ thể, hệ thống pháp luật đạt 71,43%. Cơ cấu tổ chức đạt 81,82%. Cấp phép nhân viên đạt 85,88%. Khai thác tàu bay đạt 85,71%. Đủ điều kiện bay của tàu bay đạt 79,25%. Điều tra tai nạn, sự cố tàu bay đạt 30,12%. Quản lý hoạt động bay đạt 91,80%. Và Quản lý cảng hàng không sân bay đạt 83,85%.
Kết quả tổng thể đạt 78,14% là mức cao hơn so với yêu cầu của ICAO. Với các quốc gia về đạt điểm số trung bình là 75% (so với mục tiêu 75% của Chương trình an toàn toàn cầu về hàng không của ICAO).
Các lĩnh vực trọng yếu cấu thành hệ thống bảo đảm an toàn hàng không của Việt Nam đều đạt ở mức cao (trên 80%). Gồm: Khai thác tàu bay (85,71%); quản lý hoạt động bay (91,80%). Quản lý cảng hàng không sân bay (83,85%). Cấp phép nhân viên (85,88%). Và cơ cấu tổ chức (81,82%).
Theo Cục Hàng không VN, điều này thể hiện Việt Nam đã duy trì tốt. Và vững chắc hệ thống giám sát an toàn hàng không.
Với kết quả này, Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có kết quả đánh giá USOAP-CMA cao trong khu vực. Nằm trong nhóm các quốc gia có chỉ số thực hiện hiệu quả công tác đảm bảo an toàn cao hơn mức trung bình của khu vực châu Á – Thái Bình Dương (65,5%). Và mức trung bình của thế giới (69,9%).
Thời gian tới, Cục Hàng không VN sẽ tập trung khẩn trương xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả Kế hoạch hành động khắc phục. Nhằm khắc phục những phát hiện được chỉ ra trong báo cáo Thanh sát USOAP-CMA.
Cùng đó, nâng cao hơn nữa công tác đảm bảo an toàn của ngành hàng không Việt Nam. Và chỉ số thực hiện hiệu quả các yếu tố trọng yếu trong hệ thống giám sát an toàn hàng không của Việt Nam lên từ 85-90%.
Chương trình thanh sát an toàn hàng không toàn cầu – giám sát liên tục (USOAP-CMA) được hội đồng ICAO xây dựng. Và tổ chức thực hiện theo Nghị quyết của Đại hội đồng ICAO lần thứ 32. Nhằm thực hiện các cuộc thanh sát an toàn hàng không bắt buộc. Có hệ thống và có tính chất định kỳ do ICAO tổ chức thực hiện.
Chương trình áp dụng cho tất cả các quốc gia thành viên. Và kết quả được công bố công khai và minh bạch.
Các cuộc thanh sát an toàn hàng không. Nhằm mục tiêu đảm bảo an toàn cho hoạt động hàng không quốc tế trên toàn thế giới. Xử lý các mối quan ngại nghiêm trọng về an toàn hàng không được chỉ ra thông qua các đợt thanh sát về an toàn.
Xác định được tầm nghĩa quan trọng của chương trình, từ năm 2011. Cục Hàng không Việt Nam và ICAO đã ký một Bản ghi nhớ (MOU) về Chương trình giám sát an toàn hàng không toàn cầu (USOAP) theo phương thức Giám sát liên tục (CMA).
Đây là chương trình thanh sát an toàn hàng không toàn diện sau các đợt thanh sát kiểm chứng (ICVM) tại Việt Nam vào các năm 2011, 2016.
Đọc thêm:
Những loại hàng hóa nào bị cấm vận chuyển bằng đường bay?
Sự Phát Triển và Sức Hút Của Các Sân Bay Hàng Đầu Châu Á
Booking tải hàng không từ Thái Nguyên đi New Hampshire – Mỹ
Dịch vụ chuyển phát nhanh chứng từ, bưu phẩm từ Hà Nội đi Bỉ, châu Âu