Khái niệm về Shipping Mark là gì? Tại sao hàng hóa trong xuất nhập khẩu lại cần phải có nhãn hiệu vận chuyển? Nhãn hiệu vận chuyển có bao nhiêu loại tất cả và ghi những nội dung quan trọng nào? Nên dán nhãn hiệu này ở vị trí nào trên lô hàng?… Tất cả những câu hỏi trên sẽ được Tansonnhat Cargo giải đáp ngay trong bài viết dưới đây, hãy đón xem nhé!
Mục đích của Shipping Mark là gì?
Shipping Mark được định nghĩa là một dạng ký hiệu, từ hoặc số được gắn trên mỗi đơn vị đóng gói để dễ dàng nhận biết và xử lý hàng hóa. Shipping Mark thường được biết đến với hai mục đích sau :
- Đầu tiên, đây là nhãn hiệu chứa đầy đủ thông tin, từ mặt hàng cho đến tính chất hàng hóa, giúp cho quá trình vận chuyển dễ dàng hơn. Đơn vị vận chuyển cũng dễ dàng xử lý các thùng hàng trong quá trình vận chuyển cũng như quá cảnh mà không làm tổn hại đến sản phẩm bên trong. Đồng thời, giúp họ giao hàng đúng địa điểm mà người gửi yêu cầu.
- Tiếp theo, nhãn hiệu vận chuyển giúp người nhận dễ dàng kiểm tra hàng hóa, chẳng hạn như số lượng, loại hàng cùng nhiều thông tin khác.
Nhãn hiệu vận chuyển có mấy loại?
Nắm rõ được định nghĩa, bạn cũng cần tìm hiểu thêm các loại Shipping Mark. Ngày nay, khi việc xuất nhập khẩu ngày càng phát triển thì nhãn hiệu vận chuyển ngày càng được đa dạng hơn về mặt hình thức cũng như cách in, dưới đây là một vài loại nhãn dán phổ biến hiện nay:
- Dạng in
- Dạng ký tự
- Dạng ảnh chụp văn bản
- Dạng bảng in
- Dạng hình vẽ
- Dạng nhãn đúc
- Dạng nhãn chạm hoặc khắc lên vật chứa
- Dạng viết tay
- …
Ý nghĩa của Shipping Mark trong vận chuyển quốc tế
Vậy Shipping Mark có ý nghĩa như thế nào trong việc vận chuyển hàng hóa xuất khẩu?
- Quá trình vận chuyển sẽ dễ dàng hơn khi có nhãn hiệu vận chuyển, vì đơn vị vận chuyển sẽ có thể nhận dạng được hàng hóa và nắm rõ được tính chất của hàng hóa và xử lý trong quá trình vận chuyển được đúng cách, an toàn cho hàng hóa.
- Hạn chế việc sai sót về mặt hàng cũng như thất thoát và mất mát trong quá trình vận chuyển cũng như bảo quản.
- Nhãn hiệu vận chuyển cũng bao gồm các thông tin về các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa, xuất xứ hàng hóa, giúp hải quan kiểm soát được chính xác các lô hàng xuất – nhập.
- Những thay đổi phát sinh trong quá trình vận chuyển nội địa ở nước nhập khẩu đều có thể được giải quyết và xử lý nhanh chóng nhờ vào nhãn hiệu vận chuyển. Và nhờ đó sẽ hạn chế được việc phát sinh các khoản chi phí bị đội lên vì sự chậm trễ cho cả bên xuất khẩu và bên nhập khẩu.
- Nhãn hiệu vận chuyển phải được đóng gói trên từng kiện hàng và có đầy đủ các thông tin cần thiết.
Các thông tin cần có trên Shipping Mark
Thông tin quan trọng
Tùy thuộc vào quy mô mà các đơn vị, doanh nghiệp được yêu cầu đưa ra Shipping Mark phù hợp. Có nhiều ngành hàng hoặc đơn vì chỉ cần đưa ra các thông tin cần thiết và đầy đủ. Nhưng cũng nhiều ngành hàng yêu cầu cần phải có đầy đủ mọi thông tin.
Lưu ý: Các quy định về nhãn hiệu vận chuyển đều dựa vào thỏa thuận riêng giữa bên bán và bên mua chứ không hề có một văn bản pháp quy nào quy định cụ thể. Tuy nhiên, phải thể hiện được những thông tin cơ bản như sau:
- Tên hàng (bằng tiếng Anh)
- Tên đơn bị sản xuất/ xuất khẩu
- Mã ký hiệu hàng hóa
- Tên đơn vị nhập khẩu
- Thứ tự các kiện hàng hóa
- Nhà sản xuất
- Lưu ý sắp xếp hàng hóa, số thứ tự các kiện hàng ….
- Số thứ tự kiện/ tổng số kiện
- Ngoài ra, có thể thêm các thông tin như Số hợp đồng/ Commercial Invoice trên Shipping Mark.
Quy định về Nhãn hiệu vận chuyển
Quy định hiện hành về ghi nhãn đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định tại mẫu nhãn hiệu vận chuyển theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14/04/2017 của Chính phủ về Nhãn hàng hóa. Nhãn hiệu càng đầy đủ giúp cho quá trình xử lý hàng hóa được nhanh chóng, chính xác.
Nên dán nhãn hiệu vận chuyển ở đâu?
Việc dán Shipping Mark cũng có những quy định tiêu chuẩn chung, cụ thể như sau:
- Nhãn hiệu vận chuyển phải được gắn ở bao bì sản phẩm, hàng hóa ở vị trí dễ quan sát nhất để có thể dễ dàng đọc được đầy đủ các thông tin cũng như quy định mà không phải tháo bao bì cũng như tháo rời các phần của sản phẩm.
- Nếu đó là sản phẩm không thể được mở bao bì thì bên ngoài bao bì phải thể hiện đầy đủ các nội dung cần thiết.
- Đối với trường hợp nhãn hiệu vận chuyển không thể thể hiện đầy đủ các thông tin thì cần bổ sung thêm các tài liệu cần thiết về sản phẩm được đính kèm.
Đọc Thêm:
Nhiều Chuyến Bay Dịp 2/9 Còn Vé Giá Rẻ
Dịch vụ booking tải hàng không từ Việt Nam đến Drenthe, Hà Lan
Booking tải hàng không từ Bình Thạnh đi Mỹ nhanh nhất
Chuyển phát nhanh hàng hóa từ Hà Nội đi Mexico giá rẻ, uy tín