Xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Châu Âu

Xuất khẩu mặt hàng dệt may sang thị trường Châu Âu

Những năm gần đây, xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước thị trường châu Âu  tăng cao, góp phần vào thặng dư thương mại của Việt Nam. Trong đó, các thị trường nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam được đánh giá là một trong những thị trường rộng lớn và tiềm năng. Vì vậy, việc xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam vào thị trường này đã có những bước tiến mạnh mẽ.

Xuất khẩu mặt hàng "tỷ đô" - hàng dệt may sang thị trường Âu-Mỹ
Xuất khẩu mặt hàng “tỷ đô” – hàng dệt may sang thị trường Châu Âu

HIỆN TRẠNG NGÀNH HÀNG

Việt Nam là một trong năm nước xuất khẩu dệt may lớn nhất thế giới. Ngành dệt may Việt Nam có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, với số lượng và quy mô các doanh nghiệp liên tục phát triển qua các năm. Năm 2019 chỉ đứng sau Trung Quốc và Bangladesh

Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam đã tăng gấp gần 3 lần, từ mức 11,2 tỷ USD lên 32,8 tỷ USD trong giai đoạn 2010-2019, chiếm 6,25% thị phần dệt may trên thế giới.

CHỦNG LOẠI HÀNG MAY MẶC XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

Áo jacket, Quần, Áo thun, Áo sơ mi, Quần áo trẻ em, Quần sooc, Quần áo bảo hộ lao động, Váy, Quần áo bơi, Găng tay, Quần áo Vest, Vȧi, Quần áo ngủ, Áo len, Bít tất, Áo Ghile, Jumpsuit, Phụ liệu may, Áo đạo hồi, Quần Jean, Quần áo mưa, Khăn bông, Caravat, Áo gió, Khăn bàn, Áo nỉ, Khăn, Màn…

Nhu cầu nhập khẩu thị trường Châu Âu

Thị trường Châu Âu có nhu cầu tiêu dùng hàng may mặc rất đa dạng và chú trọng nhiều đến giá cả, tính thời trang, chất lượng… đồng thời ngày càng quan tâm đến các sản phẩm mang yếu tố bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Với mức tiêu thụ hộ gia đình gần 500 tỷ euro, thị trường Châu Âu được đánh giá là thị trường có dung lượng lớn nhất thế giới và còn nhiều tiềm năng cho các sản phẩm dệt may.

Châu Âu là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn nhất, chiếm 34% tổng kim ngạch nhập khẩu dệt may thế giới. Tổng nhu cầu hàng may mặc của thị trưởng này tăng trưởng bình quân 3%/năm. Theo số liệu của Cơ quan Thống kê châu Âu, năm 2019 nhập khẩu hàng may mặc đạt 153,87 tỷ Euro (172,8 tỷ USD), tăng 4,3% so với năm 2018. Trong đó, nhập khẩu từ thị trưởng nội khối tăng 4,4%; nhập khẩu từ thị trường ngoại khối tăng 4,21%.

Xuất khẩu mặt hàng "tỷ đô" - hàng dệt may sang thị trường Âu-Mỹ
Xuất khẩu mặt hàng “tỷ đô” – hàng dệt may sang thị trường Châu Âu

QUY ĐỊNH, TIÊU CHUẨN KỸ THUẬT ĐỂ XUẤT KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

  • Tính an toàn sản phẩm
  • Quy định về Đăng ký, đánh giá, cấp phép và hạn chế hóa chất (REACH)
  • Hạn chế sử dụng một số chất hóa học trong sản phẩm
  • Chất diệt khuẩn
  • Các hợp chất hữu cơ bền
  • Danh sách các chất hạn chế sử dụng (RSLs)
  • Yêu cầu riêng đối với vật liệu cơ sở
  • Yêu cầu riêng cho chế biến dệt và vải
  • Yêu cầu riêng cho việc sản xuất hàng may mặc
  • Giới hạn chất lượng ở mức chấp nhận (Accepfable Qualify Limit)
  • Gắn nhãn CE (CE marking)
  • Ghi nhãn
  • Quyền Sở hữu trí tuệ
  • Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp

Quy trình xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Châu Âu

  • Đăng ký chứng nhận hợp quy theo mẫu đăng ký chứng nhận của các Tổ chức giám định được BCT ủy quyền..
  • Tổ chức giám định Sản phẩm dệt may tiến hành đánh giá, hướng dẫn lấy mẫu quần áo, vải… gửi mẫu thử nghiệm của lô hàng (có thể thực hiện tại tại cảng, icd hoặc tại kho hàng).
  • Cấp giấy chứng nhận hợp quy.

Hiện nay với việc khai hải quan đối với hàng may mặc được quy định trong thông tư 38/2015/TTBCT và thông tư 39/2018/TT-BCT thì mặt hàng Dệt May xuất khẩu như mặt hàng bình thường chỉ cần cung cấp đầy đủ bộ hồ sơ sau:

  • Contract (hợp đồng);
  • Invoice (hóa đơn thương mại);
  • Packing list (phiếu đóng gói hàng hóa);
  • Bill of Lading (vận đơn);
  • Certificate of Origin (C/O, bắt buộc form EVFTA để được giảm thuế);

*Ngoài ra khi xuất khẩu mặt hàng dệt may , bạn cần có những lưu ý sau đây:

Doanh nghiệp cần có Certificate of Origin (C/O – giấy chứng nhận xuất xứ) để được giảm thuế.

Các giấy tờ cần chuẩn bị để xuất khẩu hàng đi:

  • Invoice (hóa đơn thương mại).
  • Packing List (phiếu đóng gói hàng hóa).
  • Bill of Lading (vận đơn).
  • Certificate of Origin (C/O) (bắt buộc form EVFTA để được giảm thuế).
  • Tờ khai hải quan.

Vì sao nên lựa chọn Tân Sơn Nhất Cargo là đơn vị vận chuyển hàng dệt may sang thị trường Châu Âu

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá, đại lý trải dài trên khắp các quốc gia. Chúng tôi luôn tự hào là công ty cung cấp những dịch vụ chất lượng hàng đầu hiện nay.

Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn tốt nhất!

Rate this post