Thị Trường Hàng Không Việt Nam: Cuộc Đua Giành Thị Phần
Phát Triển Mạnh Mẽ Trong Thập Kỷ Qua
Theo các chuyên gia, ngành hàng không Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trong 10 năm qua với mức tăng trưởng hai con số. Và được đánh giá là một trong những thị trường hàng không tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Điều này minh chứng cho sự gia tăng mạnh mẽ của các hãng hàng không trong thời gian vừa qua.
Các Hãng Hàng Không Hoạt Động Tại Việt Nam
Hiện tại, Việt Nam có 5 hãng hàng không đang khai thác thương mại. Bao gồm: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar, Vasco và Bamboo Airways. Ngoài ra, còn một số công ty khác đã đăng ký doanh nghiệp và đang thực hiện các thủ tục để được cấp phép khai thác. Gồm Cty CP Hàng không Thiên Minh, Vietstar, Vietravel Airlines và mới nhất là Vinpearl Air.
Cạnh Tranh Về Giá Vé Và Chất Lượng Dịch Vụ
Sự gia tăng mạnh mẽ của các hãng hàng không đã khiến thị trường hàng không Việt Nam trở nên nhộn nhịp. Điều này buộc các hãng phải nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ và giá cả để khẳng định thương hiệu và cạnh tranh thị phần vận tải. Lợi thế cạnh tranh sẽ nghiêng về bên nào quản lý chi phí hiệu quả để đưa ra mức giá vé hợp lý và dịch vụ tốt nhất.
Vai Trò Của Mô Hình Hàng Không Giá Rẻ
Sự phát triển của mô hình hàng không giá rẻ đã đóng vai trò quan trọng trong quá trình mở rộng thị trường. Điều này khiến chi phí du lịch hàng không hợp túi tiền hơn. Điều này giúp hàng không giá rẻ liên tục tăng trưởng nhanh hơn mức trung bình toàn ngành. Bên cạnh đó gia tăng thị phần tại cả thị trường đã phát triển và mới nổi.
Sự Tăng Trưởng Của VietjetAir
Câu chuyện tăng trưởng thần tốc của VietjetAir là minh chứng rõ rệt cho sự phát triển dẫn dắt của mô hình hàng không giá rẻ. Giai đoạn 2012 – 2016 đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của Vietjet với việc liên tục gia tăng thị phần hành khách nội địa. Vietjet từ một hãng hàng không non trẻ sau 5 năm hoạt động đã vươn lên mạnh mẽ. Hãng đã tỏ rõ vị thế cạnh tranh với Vietnam Airlines tại thị trường nội địa.
Thống Kê Thị Phần Hàng Không
Theo báo cáo của Cục hàng không Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm. Thì thị phần của Vietjet đã vươn lên dẫn đầu với 44%, tiếp theo là Vietnam Airlines chiếm 35,9%, Jetstar Pacific chiếm 13,9%, Bamboo Airways chiếm 4,2% và VASCO là 2%.
Thị Trường Hàng Không Quốc Tế
Theo Cục hàng không Việt Nam. Hiện có 72 hãng hàng không quốc tế và 4 hãng hàng không Việt Nam khai thác hơn 200 đường bay quốc tế thường lệ và thuê chuyến từ 25 quốc gia và vùng lãnh thổ đến 8 điểm ở Việt Nam (Hà Nội, Đà Nẵng, Tân Sơn Nhất, Cam Ranh, Phú Quốc, Cần Thơ, Cát Bi, Đà Lạt).
Thị trường hàng không Việt Nam – sự vươn lên của mô hình hàng không giá rẻ
Thị Trường Hàng Không Nội Địa
Đối với đường bay nội địa, các hãng hàng không Việt Nam khai thác 48 đường bay nội địa kết nối 22 Cảng hàng không. Trong đó Vietnam Airlines khai thác 33 đường bay, Vietjet Air khai thác 35 đường bay, Jetstar Pacific khai thác 23 đường bay. Công ty bay dịch vụ hàng không (VASCO) khai thác 09 đường bay, Bamboo Airways khai thác 24 đường bay.
Đánh Giá Về Mức Độ Cạnh Tranh
Theo đánh giá của Công ty cổ phần chứng khoán MB. Thì mức độ cạnh tranh trong ngành vận tải hàng không Việt Nam thấp hơn mức trung bình thế giới. Số lượng các hãng hàng không cạnh tranh trực tiếp trong ngành vận tải tại thị trường Việt Nam thấp hơn so với các quốc gia khác. Thực chất sự cạnh tranh chỉ diễn ra giữa hai đơn vị Vietnam Airlines và VietjetAir. Việc chỉ có hai đối thủ cạnh tranh trong ngành tạo lợi thế cho các hãng hàng không nội địa duy trì hoạt động. Và khách hàng sẽ là đối tượng được hưởng lợi nhất. Từ nhiều chuyến bay có mức giá phù hợp với thu nhập của mình.
Đọc thêm:
Tìm phương án ứng phó thiếu hụt máy bay
Dịch vụ booking tải hàng không từ Hà Nội đến Bắc Carolina, Mỹ
Booking tải hàng không từ Hà Nội đi EU
Dịch vụ chuyển phát nhanh hỏa tốc từ quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) vào Sài Gòn giá rẻ