1. Tất cả các loại vật phẩm quy định tại Hàng hóa cấm vận chuyển, vận chuyển có điều kiện theo quy định của pháp luật. Và hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường hàng không.
2. Sản phẩm có chứa các chất, hoặc hỗn hợp có khả năng gây nổ, gây cháy, bao gồm nhưng không giới hạn các chất sau:
- Chất khí dễ cháy (như bình gas, hộp quẹt gas/bật lửa/zippo các loại (không phân biệt có xăng hay không có xăng)…), chất khí không cháy, không độc (như bình oxy để thở, chất khí độc…) và bình chứa đối với các loại khí này.
- Chất lỏng dễ cháy: như sơn, xăng, dầu, cồn, rượu (có độ cồn cao), keo, nước hoa, tinh dầu tràm…
- Chất rắn dễ cháy: Các loại bột kim loại, gây cháy khi có tác động của thay đổi nhiệt độ.
- Chất có khả năng tự bốc cháy: như phốt pho trắng…
- Chất phản ứng khi tiếp xúc với nước toả ra khí dễ cháy.
- Chất oxy hóa, chất hữu cơ có chứa oxy.
- Chất độc và các chất có khả năng lây nhiễm: các loại thuốc trừ sâu, các loại virus gây bệnh với con người hay động vật, như bệnh tai xanh ở lợn, virus H5N1 ở gia cầm, virus viêm gan B ở người, các loại bệnh phẩm ở người và động vật cần xét nghiệm ở các phòng thí nghiệm, chất phóng xạ….
- Chất ăn mòn, bao gồm axit, ắc quy, pin…
3. Các mặt hàng thuộc nhóm khác:
- Sạc dự phòng, điện thoại, máy tính bảng… hoặc các thiết bị điện tử có kèm pin.
- Kim loại (khối lượng trên 200g).
- Các loại gel (kem dưỡng, mỹ phẩm) có thể tích trên 50ml.
- Chất lỏng: nước các loại – thể tích trên 500ml.
- Phụ tùng/phụ kiên xe (xe hơi, xe mô tô, xe đạp…).
- Nam châm hoặc các vật liệu có chứa từ tính.
- Vật phẩm trang trí có hình dáng vũ khí hoặc được chế tạo từ vũ khí: Bật lửa hình lưu đạn, viên đạn, bật lửa hình khẩu súng, móc khóa hình viên đạn, móc khóa có dao, súng bắn dây, đồ chơi hoặc vật trang trí bằng vỏ đạn, vỏ súng, vỏ lựu đạn các loại…
4. Các sản phẩm khác thuộc danh mục Hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường hàng không theo chính sách của đơn vị cung cấp dịch vụ vận chuyển đường hàng không hoặc theo quy định của Nhà nước tùy vào từng thời điểm.
Lưu ý: Đối với các bưu gửi thuộc danh sách Hàng hóa cấm vận chuyển bằng đường Hàng không. Quý khách hàng nên sử dụng gói cước Tiết kiệm để bưu gửi được vận chuyển bằng đường bộ. Trong trường hợp Khách hàng vẫn chấp nhận gửi hàng bằng đường Hàng không. Hoặc gói Nhanh gây ra việc trễ toàn trình. Hoặc Hàng hóa bị cơ quan chức năng tịch thu thì GHN sẽ được miễn trừ trách nhiệm pháp lý và không hỗ trợ đền bù (nếu có).
5. Mức xử phạt đối với hành vi đem vật phẩm nguy hiểm bị cấm mang lên máy bay là bao nhiêu?
Căn cứ điểm điều khoản 6 Điều 26 Nghị định 162/2018/NĐ-CP quy định mức xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trên chuyến bay; tại nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không:
Vi phạm quy định về an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; trên chuyến bay; tại nơi có công trình, trang bị, thiết bị hàng không
…
6. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) đến 15.000.000 đồng (mười lăm triệu đồng) đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
…
đ) Đưa vật phẩm nguy hiểm lên tàu bay mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
…
Như vậy, người nào có hành vi đem vật phẩm nguy hiểm bị cấm mang lên máy bay nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 162/2018/NĐ-CP)
Đọc thêm:
Dịch vụ vận tải hàng hóa đi Sydney, Úc từ Hà Nội bằng đường hàng không
Chuyển hàng từ sân bay SGN đi sân bay SYD thông qua Vietjet Air
Dịch vụ xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng xuất khẩu
Thủ tục nhập khẩu máy tính bảng