NHỮNG THỨ ĐƯỢC PHÉP LÊN MÁY BAY ĐI XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
Mỗi khi sắp xếp hành lý đi máy bay xuất khẩu lao động Nhật Bản chúng ta đều băn khoăn nên mang theo những gì, cái gì mang được, cái gì không mang được,…đặc biệt là các chất lỏng. Thường thì, khi đi máy bay chúng ta sẽ bị cấm mang theo một số loại chất lỏng hoặc hạn chế lượng chất lỏng mang đi…Tuy nhiên bắt đầu từ ngày 01/05/2016, các quy đinh này đã có sự thay đổi, điều chỉnh, cụ thể như sau:
Những thứ được phép mang lên máy bay đi xuất khẩu lao động ở Nhật
Những loại chất lỏng được phép mang lên máy bay:
+ Các chất lỏng mang theo phải được đựng trong những bình thuỷ tinh, đóng chặt, kín; những bình này phải đặt trong một túi nhựa trong suốt, mỗi người chỉ được mang theo 1 túi này.
+ Nếu là thuốc chữa bệnh phải gi rõ họ tên, địa chỉ của bác sĩ và hành khách.
+ Sữa, đồ ăn cho trẻ sơ sinh phải có trẻ sơ sinh cùng đi.
+ Các chất lỏng khác mua tại các cửa hàng miễn thuế ở sân bay hay trên máy bay sẽ không bị giới hạn theo quy định trên, tuy nhiên vẫn phải được đựng trong các túi nhựa trong suốt, bên trong có hoá đơn ghi rõ nơi bán, ngày bán để ở chỗ có thể dễ dàng nhìn thấy, sau đó phải niêm phong túi cẩn thận.
Những đồ không được mang lên máy bay khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật
+ Các loại chất nổ: bom, mìn, pháo,…
+ Các chất dễ cháy: gas, cồn, xăng dầu, sơn, …
+ Các chất hoá chất độc hại, chất ăn mòn, lây nhiễm, oxy hoá,…
+ Cặp túi, két, những thứ có thiết bị báo động,…
+ Những thứ bị cấm vận chuyện theo quy định của các vùng mà máy bay bay qua.
+ Các thiết bị có thể tự vận hành sử dụng phin lithium.
…
Nói chung là tất các thứ gây có thể gây ảnh hưởng, tác động xấu đến các hành khách trên chuyến bay.
Các thứ hạn chế mang theo đồ xách tay khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật
+ Các loại được coi như vũ khí hoặc có thể trở thành vũ khí: dao, dùi cui, kiếm, gậy, dao lam, búa, kìm, kim,…
+ Các loại pin ắc quy trừ phin dùng cho các vật dụng cá nhân như: đồng hồ, máy ảnh, điện thoại,…Còn đối với pin lithium có công suất 100 – 160 Wh chỉ đươcj mang theo tối đa là 2 cái, và phải được bọc cẩn thận tránh đoản mạch.
+ Các thứ bị hạn chế theo quy định của các quốc gia mà máy bay bay qua.
Các thứ bị hạn chế vận chuyển theo đường ký gửi khi đi xuất khẩu lao động tại Nhật
+ Những vật dễ vỡ như: bình thuỷ tinh, đồ sành sứ,…
+ Những thực phẩm dễ bị hỏng như: đồ đông lạnh, rau quả, thực phẩm tươi,…
+ Những thực phẩm tươi sống phải được bọc cẩn thận để không gây ảnh hưởng đến các hành lý khác.
+ Những thứ khác có mùi đặc trưng, gây khó chịu sẽ không được vận chuyển nếu không đóng kín, đảm bảo không có mùi ra bên ngoài, tối đa là 3 lít hoặc 3kg chất lỏng và 0,5kg đối với các đồ khác.
+ Các đồ điện tử như: máy ảnh, ipad, laptop,…
+ Những đồ giá trị như: tiền bạc, giấy tờ nhà đất, hợp đồng đàm phán, trang sức cá nhân,…
+ Các vật khác theo quy định của các quốc gia, vùng lãnh thổ mà máy bay bay qua.
Vậy đi xuất khẩu lao động tại Nhật, Thực tập sinh nên mang những gì?
Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm đặc biệt của người lao động khi chuẩn bị đồ đi Nhật. Bởi NLĐ chỉ được mang hành lý theo số cân quy định của hãng hàng không. Vì thế, người lao động cần phải suy nghĩ, cân nhắc nên mang những đồ dùng cần thiết nhất. Cụ thể như sau:
- Giấy tờ quan trọng: Hộ chiếu, vé máy bay. Ngoài ra, đối với một số nghiệp đoàn sẽ yêu cầu mang thêm những loại giấy tờ như CMT photo công chứng , hộ khẩu photo công chứng, …
- Đồ dùng cá nhân: quần áo, giày dép, mũ len, khăn len, dao cạo râu, một ít thuốc chữa bệnh có giấy chỉ định của bác sĩ, dầu gội, sữa tắm, …
- Đồ ăn: mỳ tôm, lương khô,…
- Ảnh thẻ: Bạn cần chuẩn bị một ít ảnh thẻ kích cỡ các loại: 3×4, 4×6, 3.5×4.5,..Ảnh chụp nền trắng, áo sáng màu có cổ, Nam – thắt cavat.
- Tiền yên Nhật: Bạn chỉ nên mang 1-2 man tiền Nhật để dùng khi cần thiết
Hy vọng với những chia sẻ trên đây, chúng tôi sẽ phần nào giúp ích được cho mọi người trong những chuyến đi xuất khẩu lao động Nhật Bản
Chúc các bạn thành công!