Theo Cục Hàng không Việt Nam, tính tới tháng 7/2024, tổng số tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam được cấp chứng chỉ khai thác tàu bay AOC là 195 chiếc, giảm 36 chiếc.
Trong đó, số tàu bay khai thác trung bình là 167 chiếc, giảm 51 chiếc so với cùng kỳ năm 2023. Năm 2023, tỷ lệ tàu bay khai thác của các hãng hàng không Việt Nam trên tổng số tàu bay được cấp AOC đạt 94,4%. Do ảnh hưởng của việc triệu hồi động cơ của Nhà sản xuất tàu bay nên tỷ lệ này của năm 2024 giảm xuống chỉ còn 85,6%. Các hãng đã tích cực tìm kiếm, đàm phán thuê tàu bay nhằm bổ sung. Thay thế cho các tàu bay đang dừng khai thác, góp phần tăng nguồn cung trên thị trường.
Các hãng hàng không Việt Nam cũng thực hiện nhiều giải pháp để duy trì
Ngoài ra, các hãng hàng không Việt Nam cũng thực hiện nhiều giải pháp để duy trì và tăng tải cung ứng như điều chỉnh thời gian hoạt động khai thác tàu bay. Giảm thời gian quay đầu tàu bay để chuyển tiếp chặng bay. Tối ưu hóa thời gian khai thác tàu bay trong ngày. Tăng cường các chuyến bay vào khung giờ chiều và tối…
Tính tới tháng 7/2024, Vietnam Airlines còn 96 tàu bay, giảm 6 chiếc so với năm 2023 là 102 chiếc. Hãng đang khai thác 82 tàu bay trên tổng số 96 tàu bay. Trong tháng 6 và tháng 7/2024, Vietnam Airlines khai thác tổng số chuyến bay trung bình/ngày đạt lần lượt là 401 chuyến/ngày và 433 chuyến/ngày, tăng tương ứng 19-21 chuyến bay/ngày so với cùng kỳ năm 2023. Thời gian khai thác trung bình đội tàu bay đạt 13 giờ/tàu/ngày, tăng 22% so với năm 2023 (thời gian khai thác năm 2023 đạt trung bình 10,6 giờ/tàu/ngày).
Các hãng bắt đầu khai thác trở lại
Hãng hàng không Pacific Airlines, hãng bắt đầu khai thác trở lại từ cuối tháng 6/2024 với 1 tàu bay A321 nên không áp dụng các tiêu chí thống kê như các hãng hàng không khác.
Hãng hàng không Vietjet Air hiện đang khai thác 73/85 tàu bay của hãng. Tổng số chuyến bay khai thác trung bình trong tháng 6 và tháng 7/2024 đạt khoảng 416 chuyến bay/ngày, bằng với cùng kỳ năm 2023. Thời gian khai thác trung bình đội tàu bay đạt 14,5 giờ/ngày, tăng 11,5% so với năm 2023 (thời gian khai thác năm 2023 đạt trung bình 13 giờ/tàu/ngày).
Hãng hàng không Vietravel Airlines đang vận hành 3 tàu bay, có tổng số chuyến bay khai thác trung bình tháng 6, 7/2024 đạt khoảng 22-24 chuyến bay/ngày, tăng từ 2-4 chuyến bay/ngày. Thời gian khai thác trung bình đội tàu bay của hãng đạt 11,5 giờ/ngày, tăng 21% so với năm 2023 (thời gian khai thác năm 2023 đạt trung bình khoảng 9,5 giờ/tàu/ngày).
Đối với Hãng hàng không Bamboo Airways, do Hãng thực hiện việc tái cơ cấu đội tàu bay nên số lượng chuyến bay của hãng thời điểm hiện tại giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023. Tính tới tháng 7/2023, Bamboo Airways vận hành 8/9 tàu bay. Đạt tỷ lệ khai thác 87,5%. Thời gian khai thác trung bình đội tàu bay của hãng đạt 12,5 giờ/ngày, tăng 20,1% so với năm 2023 (thời gian khai thác năm 2023 đạt trung bình khoảng 10,4 giờ/tàu/ngày).
Ngành hàng không còn đối mặt với nhiều khó khăn
Theo Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Anh Tuấn, thời gian tới ngành hàng không còn đối mặt với nhiều khó khăn, từ việc thiếu tàu bay, tái cơ cấu, sắp xếp đường bay, giá nhiên liệu tăng cao, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ…
Do đó, Cục Hàng không cần chủ động giải quyết các khó khăn cũng như các kiến nghị. Đề xuất các các hãng hàng không, báo cáo Bộ Bộ Giao thông Vận tả.
Đối với việc thiếu tàu bay do nhà sản xuất triệu hồi động cơ, Thứ trưởng đề nghị các hãng báo cáo rõ các phương án cần được Nhà nước hỗ trợ. Đồng thời, đề nghị các đơn vị liên quan nghiên cứu. Tìm giải pháp để Bộ Bộ Giao thông Vận tả tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.
Đối với việc điều chỉnh hỗ trợ các chi phí đầu vào, các doanh nghiệp chủ động tìm phương án, đề xuất chính sách, cơ chế để Bộ Giao thông Vận tải xem xét, báo cáo Thủ tướng và Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để có các phương án phù hợp.
Cũng theo Cục Hàng không Việt Nam, tình trạng thiếu hụt máy bay tiếp tục diễn ra và kéo dài đến hết năm sau. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, sắp tới cơ quan này tiếp tục hỗ trợ các hãng tăng cường lực lượng vận tải, bổ sung. Và nâng cao hiệu quả khai thác đội máy bay, đồng thời theo dõi chặt các hoạt động của các hãng; nghiên cứu việc áp dụng các chính sách slot phù hợp.
Tân Sơn Nhất Cargo nhận booking tại các sân bay Việt Nam
Sân bay quốc tế
Sân bay quốc tế Nội Bài (Hà Nội)
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất (TP. Hồ Chí Minh)
Sân bay quốc tế Đà Nẵng (Đà Nẵng)
Sân bay quốc tế Phú Bài (Huế)
Sân bay quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa)
Sân bay quốc tế Vinh (Nghệ An)
Sân bay quốc tế Cần Thơ (Cần Thơ)
Sân bay quốc tế Phú Quốc (Kiên Giang)
Sân bay quốc tế Liên Khương (Lâm Đồng)
Sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng)
Sân bay quốc tế Thọ Xuân (Thanh Hóa)
Sân bay quốc tế Chu Lai (Quảng Nam)
Sân bay quốc tế Vân Đồn (Quảng Ninh)
Sân bay nội địa
Sân bay Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk)
Sân bay Pleiku (Gia Lai) Sân bay Tuy Hòa (Phú Yên)
Sân bay Rạch Giá (Kiên Giang)
Sân bay Cà Mau (Cà Mau)
Sân bay Đồng Hới (Quảng Bình)
Sân bay Điện Biên Phủ (Điện Biên)
Sân bay Nà Sản (Sơn La)
Sân bay Con Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu)
Sân bay Thành Sơn (Ninh Thuận)
Đọc thêm:
Điểm nhận chuyển phát nhanh từ Hà Nội – Zamboanga, Philippines
Dịch vụ booking tải hàng không chất lượng từ Hà Nội đi Virginia
Hãng hàng không xoay sở vì thiếu máy bay
https://indochinapost.com/van-chuyen-hang-hoa-bang-may-bay-tai-ha-noi/